SỬA GIỌNG NÓI VÙNG MIỀN - NÊN HAY KHÔNG?

Xuất bản: 13/10/2022 Chỉnh sửa: 13/10/2022

 

 

Chủ đề NÓI GIỌNG VÙNG MIỀN thật ra đã không còn quá mới mẻ. Tuy nhiên, đây vẫn là vấn đề luôn được mọi người quan tâm. Đặc biệt là những anh chị làm trong các lĩnh vực/ngành nghề cần giao tiếp, thuyết trình nhiều.

 

Thực ra, giọng nói nào cũng là GIỌNG VÙNG MIỀN. Mỗi người đều nói một PHƯƠNG NGỮ. Mỗi vùng miền sẽ có những đặc trưng riêng về cách dùng từ, phát âm, nhấn nhá, bỏ dấu…do đó tạo thành nét đặc trưng riêng về giọng nói - chúng ta hay gọi là PHƯƠNG NGỮ.

 

VẬY NÓI GIỌNG VÙNG MIỀN LÀ TỐT HAY XẤU?

 

Bất cứ việc gì đều có những ưu, khuyết điểm riêng. Việc nói giọng vùng miền cũng vậy. Hãy cùng Green Voices khám phá những ưu, khuyết điểm của chủ đề này nhé!

 

 

Ưu điểm:

  • Giữ gìn “món quà” đặc trưng vốn có của quê hương mình.
  • Không bị quên giọng vùng miền, dễ dàng giao tiếp với cha mẹ, người thân và người cùng vùng miền.

 

Khuyết điểm:

  • Gặp nhiều vấn đề trong khi giao tiếp với người ở Thành Phố hay ở vùng miền khác.
  • Gặp trở ngại trong học tập, công việc: Khi thuyết trình, nói trước đám đông, khi trao đổi bàn bạc với đối tác…

 

VẬY CÓ NÊN “SỬA” GIỌNG VÙNG MIỀN?

 

“Sửa” giọng không có nghĩa là quên luôn “bản gốc”.

 

Có rất nhiều bạn sinh viên ở quê vào các Thành Phố lớn học tập. Các bạn làm rất tốt trong việc tự sửa phát âm, nói chuyện để mọi người ở thành phố/vùng miền đó dễ nghe hơn.

 

Điều này giúp cho thông điệp mà các bạn muốn truyền tải được đầy đủ và rõ ràng hơn.

 

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sửa được giọng trong một thời gian ngắn. Và không phải ai cũng quan tâm đến việc phải sửa giọng vùng miền. Mỗi lựa chọn đều sẽ có nhưng ưu và khuyết điểm riêng. Tuyệt nhiên sẽ không có đúng sai, chỉ có quan điểm riêng của từng người.

 

Chúng ta sẽ không phán xét và bình thản đón nhận cả nhà nhé!

 

Tổng hợp: BTV Trọng Nhân

Đưa tin: BTV Nhật Minh