9 CÂU HỎI CÙNG GIAO TIẾP

Xuất bản: 23/10/2022 Chỉnh sửa: 23/10/2022

Cùng trở thành NGƯỜI GIAO TIẾP GIỎI với 09 CÂU HỎI sau!

 

Chúng ta dành gần 70%  thời gian thức để giao tiếp với người khác. Giao tiếp không thành công có thể dẫn đến xung đột và thất vọng. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều chưa từng được dạy cách giao tiếp để tạo ra kết quả mong muốn.

 

Vậy để giao tiếp tốt chúng ta cần phải làm gì?

Những trở ngại nào khiến chúng ta không thể đạt được mục tiêu giao tiếp?

 

Dave Charon, MBA - doanh nhân và giám đốc mùa hè của Học viện Lãnh đạo Toàn cầu đã trả lời 9 câu hỏi về giao tiếp như sau:

 

1.  Thế nào là giao tiếp tốt/hiệu quả?

 

Giao tiếp hiệu quả là: sự liên kết/kết nối Con người - Ý tưởng một cách nhanh chóng, toàn diện và bền vững.

 

  • Nhanh chóng: không mất quá nhiều thời gian để suy nghĩ, nhắn tin, lắng nghe, hiểu và hành động.
  • Toàn diện: Con người - Ý tưởng được Trao - Nhận trọn vẹn.
  • Bền vững: Chi phí rất thấp để các ý tưởng trao-nhận dễ dàng mà không bị phá vỡ hay ngắt kết nối giữa người và người.

 

2.  Tại sao và khi nào chúng ta cần giao tiếp hiệu quả?

 

Giao tiếp hiệu quả luôn quan trọng trong mọi tình huống dù chuyên nghiệp hay cá nhân. Tùy thuộc vào tình huống, giao tiếp hiệu quả có thể cứu sống hôn nhân, quốc gia hoặc chí ít là giúp giải quyết các vấn đề đơn giản thường ngày.

 

Tức là luôn luôn cần giao tiếp hiệu quả vì nó sẽ có thể giúp giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng - toàn diện và bền vững.

 

3.  Những thách thức/trở ngại lớn nhất để giao tiếp tốt là gì?


 

  • Thách thức 1: Luôn nghĩ THỨ MÌNH NÓI quan trọng hơn là CÁCH MÌNH NÓI.
  • Thách thức 2: Tập trung quá nhiều vào việc NÓI thay vì LẮNG NGHE NGƯỜI KHÁC.
  • Thách thức 3: Sử dụng SAI PHƯƠNG THỨC ĐỂ GỬI THÔNG ĐIỆP (Ví dụ: giải quyết một tình huống khó khăn/phức tạp qua SMS, email hoặc qua người khác.)
  • Thách thức 4: KHÔNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HIỆU QUẢ của cuộc giao tiếp, không kiểm tra xem mọi người có thực sự hiểu những gì mình đã nói hay không.

 

4.  Lắng nghe quan trọng như thế nào trong giao tiếp?

 

Lắng nghe cũng quan trọng không kém, thậm chí đôi lúc nó còn quan trọng hơn cả khi dùng lời nói nếu muốn giao tiếp tốt.

 

5.  Có cách nào chúng ta có thể đo lường hoặc đánh giá giao tiếp hiệu quả không?

 

Có. Bạn có thể khảo sát mọi người về mức độ hiệu quả của giao tiếp.

Bạn có thể lập biểu đồ về: tần suất, thời lượng, chất lượng, nội dung, giọng nói...

 

6.  Văn hóa, giới tính, quốc tịch hoặc tầng lớp xã hội có thể ảnh hưởng đến giao tiếp không?

 

Tất cả những yếu tố này đều có thể ảnh hướng đến hiệu quả giao tiếp. Bởi vì con người luôn có xu hướng đánh giá nguồn thông tin hơn là bản thân thông tin hiện có.

 

Chắc chắn có nhiều cách để vượt qua những khác biệt này nhưng cần có thời gian và sự thấu hiểu đủ nhiều của những người trong cuộc giao tiếp.

 

7.  Nét mặt, cử chỉ và cách ngắt lời có vai trò gì trong giao tiếp?

 

Có rất  nhiều nghiên cứu về tác động của giao tiếp phi ngôn ngữ, thường phần lớn chỉ ra rằng nó quan trọng hơn so với những gì mà người ta nghe được.

 

8.  Sự phát triển của internet và phương tiện truyền thông xã hội có gây ra sự thay đổi trong cách chúng ta giao tiếp (chất lượng, số lượng, phong cách, v.v.) không?

 

Social Media đã thay đổi hoàn toàn cách chúng ta giao tiếp. Giờ đây, các thông điệp có thể đi khắp thế giới chỉ trong vài giây và đôi khi tiếp cận lượng độc giả lớn hơn nhiều so với bất kỳ tờ báo nào có thể tiếp cận.

Social Media nhanh chóng, thường xuyên và ngắn gọn. Nhưng nó không thể truyền tải hết nội dung của một chủ đề vì không thể kèm theo không gian, tình cảm, suy nghĩ của chủ thể.

Lấy ví dụ như đọc bài đăng của ai đó về “ngày của họ” sẽ khác biệt hoàn toàn so với việc ngồi xuống với người đó và thực sự nói về ngày của họ.

 

9.  Bạn có tin rằng thanh thiếu niên có thể hưởng lợi từ các khóa học giao tiếp không?

 

Tôi tin rằng thanh thiếu niên hoàn toàn có thể hưởng lợi từ các khóa học giao tiếp, bất kể sở thích học tập hay nghề nghiệp tương lai của họ là gì.

Giao tiếp không chỉ là một công cụ chuyên môn thiết yếu mà còn khá quan trọng để điều hướng cuộc sống trên trái đất với khoảng 7 tỷ người.

 

Trong giao tiếp, chúng ta phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về cả những gì mình nói và thông điệp truyền đến người đối diện. Chúng ta phải hiểu rõ phong cách giao tiếp của những người mà chúng ta đang trò chuyện. Từ đó, lựa chọn từ ngữ, cử chỉ và nét mặt một cách thận trọng, đảm bảo rằng thông điệp phù hợp thực sự đến được với đối tác của chúng ta. Ngoài ra, đặc biệt phải lưu ý đến các yếu tố như giới tính, tuổi tác và văn hóa.

 

Giao tiếp tốt, hiệu quả có thể làm cho cuộc sống dễ dàng hơn về nhiều mặt và có thể ngăn ngừa những xung đột có thể tránh được.

 

Giao tiếp không chỉ là việc mà chúng ta làm nhiều nhất trong ngày… mà nó còn có một giá trị, tầm quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Do đó việc tích cực rèn luyện kỹ năng giao tiếp là một việc không thể bỏ qua!

 

Tổng hợp: BTV Trọng Nhân

Đưa tin: BTV Nhật Minh