TẰNG HẮNG - TƯỞNG “NHỎ” NHƯNG HÓA RA “TO”

Xuất bản: 12/12/2021 Chỉnh sửa: 12/12/2021

Chúng ta thường có thói quen hắng giọng (tằng hắng) khi cảm thấy ngứa hoặc cảm giác khi có đờm ở cổ họng. Và điều này có vẻ giúp chúng ta cảm thấy dễ chịu hơn ngay lúc đó. Tuy nhiên, về lâu dài thì đây là một thói quen xấu mà bạn cần phải loại bỏ ngay!

Khi hắng giọng, hai dây thanh đới ở cổ họng sẽ ma sát với nhau mạnh hơn, dẫn đến dễ gây trầy xước hay thậm chí và viêm niêm mạc. Về lâu dài, giọng bạn sẽ bị rè dần, không còn khỏe như ban đầu vì hai dây thanh đã bị xướt, viêm và không còn độ đàn hồi như trước.

 

Đồng thời, trong giao tiếp thì việc hắng giọng cũng khiến người đối diện đang lắng nghe câu chuyện chúng ta chia sẻ sẽ bị bất ngờ, thậm chí là cảm giác khó chịu.

 

Chính vì vậy, nếu cảm thấy ngứa hay khó chịu ở cổ họng, thay vì hắng giọng, chúng ta hãy:

  • Trong buổi nói chuyện lâu thì cứ 10 - 15 phút nên uống một ngụm nước để xoa dịu cổ họng và tránh cảm giác vướng víu trong ở cổ.
  • Luyện tập thói quen uống chanh mật ong mỗi sáng để cổ họng luôn được bảo vệ.
  • Súc miệng bằng nước muối để sát khuẩn và tránh đờm.

 

Hãy nhớ nhé, hạn chế tằng hắng đến mức tối đa và luyện tập giọng nói hằng ngày để có một giọng nói đẹp và khỏe bạn nhé!