BẠN ĐÃ LÀM TỔN THƯƠNG AI ĐÓ BẰNG LỜI NÓI? HAY BẠN ĐÃ BỊ TỔN THƯƠNG BỞI LỜI NÓI CỦA AI ĐÓ CHƯA?

Xuất bản: 30/12/2022 Chỉnh sửa: 30/12/2022

BẠN ĐÃ LÀM TỔN THƯƠNG AI ĐÓ BẰNG LỜI NÓI?

HAY BẠN ĐÃ BỊ TỔN THƯƠNG BỞI LỜI NÓI CỦA AI ĐÓ CHƯA?

Bạn sẽ làm gì khi làm tổn thương ai đó? Bạn xin lỗi? Bạn đã gửi lời xin lỗi chân thành đến đối phương chưa?

Green Voices biết rằng, nói lời xin lỗi không phải là việc dễ dàng, nhất là khi đó là lời xin lỗi chân thành. Việc đó cho thấy bạn thừa nhận lỗi lầm mình gây ra cho người khác.

Vậy làm thế nào biết được một lời xin lỗi nào đó có phải là thiếu chân thành hay không? Green Voices đã đưa ra những tình huống sau để nhận diện những lời xin lỗi không chân thành:

LỜI XIN LỖI CHỨA TỪ “NẾU”

Theo các nhà tâm lý học, ngay cả khi lời xin lỗi có những từ “Tôi xin lỗi”, nhưng sau đó được tiếp tục bằng “nếu” hoặc “nhưng” (ví dụ: Tôi xin lỗi nếu đã gây ra…) thì đó không phải là lời xin lỗi chân thành. Từ “nhưng” thực sự làm mất hiệu lực của lời xin lỗi, trong khi từ “nếu” gợi ý rằng bất cứ điều gì làm tổn thương bạn có thể không phải do họ. Ngược lại, một lời xin lỗi chân thành là lời xin lỗi đặt tất cả trách nhiệm lên vai người đưa ra lời xin lỗi, do đó không làm giảm cảm xúc của người bị tổn thương.

LỜI XIN LỖI HOA MỸ, NHIỀU CÂU TỪ

Một lời xin lỗi xuất phát từ trái tim thực ra không cần nhiều câu chữ. Ngược lại, một lời xin lỗi giả tạo sẽ đưa ra một loạt các giải thích, các chi tiết không cần thiết, nhằm cố gắng che giấu cảm xúc thật của họ.

LỜI XIN LỖI CHỨA YẾU TỐ BỊ ĐỘNG

Khi một người nói ra lời xin lỗi bao gồm những cụm từ như “tôi bị ảnh hưởng”, “tôi đã mắc sai lầm”… để thừa nhận rằng bản thân đã làm sai điều gì đó, nhưng thực ra họ đang cố gắng trốn tránh trách nhiệm trực tiếp bằng cách biến bản thân thành “đồng nạn nhân”.

“NGƯỜI TA BẢO TÔI PHẢI XIN LỖI”

Khi một người nói ra câu này, họ thực sự đang muốn nói rằng việc xin lỗi là do người khác bảo họ, chứ bản thân họ không trực tiếp muốn nói lời xin lỗi, thậm chí họ còn thấy không cần thiết.

NHỮNG LỜI VÒNG VO, PHỨC TẠP

Chuyên gia tâm lý học người Mỹ, giáo sư Dan Neuharth nhận định rằng một số cụm từ có thể được coi là dấu hiệu của một lời xin lỗi thiếu chân thành, bao gồm:

– Bạn biết đấy, tôi… (Bạn biết đấy, tôi không cố ý): Câu nói này cho thấy đối phương đang cố gắng thuyết phục bạn rằng không có gì mà phải bực.

– Tôi đã… (Tôi đã xin lỗi rồi còn gì!): Họ muốn nói rằng không còn gì để nói và chẳng còn gì để xin lỗi.

– Tôi xin lỗi vì bạn… (Tôi xin lỗi vì cô cảm thấy như vậy): Những gì cụm từ này truyền đạt là đổ lỗi cho bạn và khiến bạn trở thành nguồn gốc của vấn đề.

– Tôi đoán là tôi… (Tôi đoán là tôi nên xin lỗi): Điều này chỉ gợi ý về sự cần thiết phải xin lỗi nhưng không thực sự đưa ra lời xin lỗi.

– Tôi xin lỗi, được chưa: Đây thực sự là lời xin lỗi gượng ép, mà thực chất không giống một lời xin lỗi, cả trong lời nói cũng như giọng điệu.

LỜI XIN LỖI KHÔNG CÓ HÀNH ĐỘNG ĐI KÈM

Dù đối phương đang nói gì khi xin lỗi, giá trị của một lời xin lỗi chân thành là hành động đằng sau nó. Hành động này có tác dụng bù đắp những tổn thương mà người kia đã phải chịu đựng, với ngụ ý sẽ cố gắng làm đúng những gì đã làm sai trước đó. Nó có nghĩa là biến lời nói thành hành động, nhằm đảm bảo sai lầm sẽ không bao giờ xảy ra nữa. Đó mới là điều khiến một người trở thành đáng tin cậy.

VÀ LỜI XIN LỖI CHÂN THÀNH NHẤT VẪN LÀ LỜI TỪ TRÁI TIM VỚI MỘT GIỌNG NÓI THẬT ẤM ÁP.

-------------------------------------------------

Đăng ký khóa học: https://bit.ly/GreenVoices_KhoaHocCaiThienGiongNoi

Tìm hiểu thêm tại: http://www.greenvoices.vn/

Liên hệ: Hotline - Zalo: 0765 111 061

#GreenVoices

#Ươm_mầm_tình_yêu_giọng_nói

#Luyện_giọng_nói

#Cải_thiện_chất_giọng

\"Có